Nghề thám tử mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng đang ngày càng phát triển và mang đến nhiều lợi ích cho đời sống của xã hội. Vậy nghề thám tử làm những công việc gì? Điều kiện hành nghề thám tử ra sao? Bài viết sau Thám Tử Tín Phát sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết nhé.
Nghề thám tử là làm gì?
Hiện nay nhiều người ở Việt Nam vẫn chưa biết nghề thám tử là làm gì? Thực tế, thám tử là những người chuyên thực hiện các hoạt động như theo dõi, điều tra, xác minh, giám sát đối tượng hoặc vụ việc nào đó. Họ làm việc một cách độc lập theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, nghề thám tử sẽ cung cấp dịch vụ thám tử theo dõi, điều tra, thu thập thông tin. Khi hoàn thành nhiệm vụ đội ngũ thám tử nhận lại mức thù lao tương xứng. Ở nhiều nước trên thế giới, ngành nghề này đã chính được công nhận hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại thì các dịch vụ thám tử vẫn chưa hợp pháp hóa.
Hành nghề thám tử cần có điều kiện những gì?
Ở mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề thám tử riêng. Điều này nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng khuôn khổ pháp luật và bảo vệ quyền công dân. Nếu một cá nhân muốn được cấp giấy phép hành nghề thám tử cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Lý lịch tốt, chưa có tiền án tiền sự và không gặp phải các vấn đề tiêu cực về tài chính như: trốn nợ, cướp đoạt tài sản…
- Bản thân từng có kinh nghiệm hành nghề hoặc những hoạt động có liên quan như: bảo vệ, nhân viên an ninh, thám tử tư…
- Người làm nghề thám tử phải có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc của mình và luôn lắng nghe mọi yêu cầu từ khách hàng.
Những công việc chính của nghề thám tử
Trên thực tế, nghề thám tử có lĩnh vực hoạt động khá rộng rãi, bao gồm nhiều công việc mang tính chất khác nhau. Ngành nghề này không chỉ giải quyết vấn đề bức xúc cho cá nhân mà còn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, tổ chức trong việc làm sáng tỏ vụ việc nào đó.
Chẳng hạn hiện nay một số công ty bảo hiểm nhờ đến thám tử để xác minh về việc dàn dựng tai nạn, khai man để nhận tiền đền bù từ gói bảo hiểm. Hoặc công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhờ thám tử điều tra thông tin về khách hàng, đối tác hay đối thủ cạnh tranh trên thị trường…
Tóm lại, công việc chính của nghề thám tử là điều tra, theo dõi, giám sát, thu thập thông tin về một đối tượng hay vụ việc nào đó. Một số dịch vụ thám tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như:
- Điều tra, theo dõi chồng hoặc vợ ngoại tình.
- Điều tra các mối quan hệ cá nhân, hoàn cảnh gia đình, thân thế của đối tượng sắp kết hôn.
- Xác minh nhân thân, điều tra thông tin người mất tích, thất lạc.
- Điều tra thông tin về chủ nhân biển số xe máy, xe ô tô, chủ nhân của số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội nào đó.
- Thu hồi công nợ, tiền vay cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Theo dõi, giám sát, quản lý con cái cho các bậc phụ huynh.
- Điều tra thông tin trong nội bộ công ty, đối thủ cạnh tranh.
Nghề thám tử ở Việt Nam có những khó khăn thế nào?
Thám tử là một ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam. Mặc dù ngành này có sức hút mãnh liệt với các bạn trẻ hiện đại nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Nếu ai đó muốn theo đuổi lĩnh vực này thì cần nắm bắt khó khăn, thách thức mà mình sẽ phải đối mặt. Từ đó bản thân có thể cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp, đúng đắn nhất cho nghề nghiệp tương lai.
Nghề thám tử tư chưa chính thức được pháp luật công nhận
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về nghề thám tử. Ngành nghề này vẫn chưa được bảo vệ bởi hành lang pháp lý, pháp luật lại nghiêm cấm hành vi xâm phạm đời tư cá nhân. Do đó, công việc của đội ngũ thám tử cũng gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Để tránh vi phạm quy định pháp luật và không gây hậu quả về sau, thám tử phải hết sức thận trọng trong suốt quá trình làm việc, hành nghề.
Thời gian làm việc không cố định
Một trong những điểm hạn chế của nghề thám tử tại Việt Nam là thời gian làm việc không cố định. Với đặc thù công việc là theo dõi, điều tra, giám sát vụ việc, thám tử phải làm việc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, bất kể ngày hay đêm. Thậm chí phải hoạt động kể cả ngày lễ, tết.
Khi thời gian làm việc không cố định, nhiều người sẽ không có điều kiện để chăm lo, quan tâm đến gia đình, con cái. Hơn nữa, tính chất nghề nghiệp phải di chuyển thường xuyên cũng khiến họ lao tâm, ăn uống thất thường. Nếu kéo dài tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.
Nghề thám tử thường xuyên đối mặt với nguy hiểm
Nghề thám tử vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó quá trình thu thập, điều tra thông tin chủ yếu dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân. Khi không có sự bảo trợ từ cơ quan luật pháp, hoạt động của thám tử thường gặp phải những rủi ro khó lường. Thậm chí, nếu vô tình bị phát hiện trong khi đang điều tra, theo dõi thì thám tử viên có thể sẽ bị tố cáo, đánh đập.
Kết Luận
Mong rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề thám tử. Trước khi đưa ra quyết định trở thành thám tử viên, mỗi người nên cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện hành nghề và nắm bắt khó khăn, thách thức mình phải trải qua. Như vậy quá trình làm việc sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.